ON / OFF CHẾ ĐỘ ĐỌC BAN ĐÊM DARK MODE:
Nói là làm website / viết blog bằng WordPress không cần biết code chứ nếu bạn muốn như ý không phải là dễ. Nhất là mấy bạn cầu toàn. Vì vậy nếu bạn mới mày mò viết blog kiếm tiền thì nên tranh thủ học về WordPress càng nhanh càng tốt. Và một trong những khóa học như vậy là của Duy trên KTcity. Thay vì mày mò kỹ thuật thì bạn nên dành thời gian đó để sáng tạo content thì mới nhanh kiếm tiền được. Chúc bạn thành công!
Page Builder vs. Theme Builder. 2 Theme Builder phổ biến nhất hiện nay. Có phải Theme Builder sẽ là xu hướng trong năm 2021+ hay không?
Dạo quanh 1 vòng các blog lớn nhỏ, mình thấy có 1 xu hướng mới đó là sự lên ngôi của các Theme Builder. Thường thì đó là sự kết hợp “song kiếm hợp bích” giữa 1 plugin build theme và 1 theme nhanh & nhẹ như GeneratePress hay WP Astra…
Xem thêm: Top 5 theme WordPress nhanh và nhẹ nhất
Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn phát triển sang các nền tảng khác như theme WordPress bán hàng. Lần đầu tiên cùng với Elementor Pro, bạn có thể tùy chỉnh các thiết lập trong trang sản phẩm một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Mục lục
Page Builder vs. Theme Builder.
Ai tiếp xúc với WordPress tầm 3 năm trở về trước chắc cũng biết đến Visual Composer—1 Page Builder “huyền thoại” hồi đó. Chỉ có điều là so với những Page Builder sau này thì nó hơi nặng. Kiểu như thi chạy nước rút mà vác thêm cái lu trên vai vậy.
Có thể nói Page Builder chính là nền móng của các Theme Builder. Hay nói cách khác, Theme Builder ra đời là kết quả của sự cạnh tranh giữa các Page Builder hàng đầu trước đó.
Cả Page Builder và Theme Builder thì đều giống nhau ở chỗ là đều là kéo & thả 1 cách trực quan, nghĩa là làm gì thì thấy ngay kết quả. Một plugin có thể là Page Builder và cả Theme Builder luôn, ví dụ như Elementor Pro.
Page Builder chỉ áp dụng cho 1 content đơn lẻ, ví dụ như bài viết hay trang. Hay có thể hiểu là phần “body” của bất kỳ bài Post nào, ngoại trừ Header & Footer…Trong khi đó, Theme Builder áp dụng cho toàn bộ theme bao gồm:
- Header
- Footer
- Single (Post, Page…)
- Archive (Home, Category, Author, Tag…)
Nói tóm lại, Page Builder dùng để chỉnh sửa Page như như bài viết hay trang cụ thể. Còn Theme Builder thì dùng để chỉnh sửa theme. Khi dùng Theme Builder để tạo “bố cục” cho Single Post thì bố cục đó sẽ được áp dụng cho toàn bộ bài viết trong blog đó. Còn trong mỗi bài viết bạn muốn trang trí như thế nào thì dùng Page Builder.
Vậy câu hỏi quan trọng là:
Có nên dùng Page Builder và Theme Builder không?
Trước đây mình dùng theme Pressive của Thrive Themes nên dùng luôn Thrive Architect. Có thể nói đây là 1 theme khá bắt mắt và mình khá là hài lòng. Nhược điểm của nó là hơi chậm. Mình chỉ thích theme nào mà khi check trên Google Speed Insights thì cả trên mobile & destop phải là màu xanh (>90 điểm). Và khi dùng thêm Thrive Architect làm Page Builder thì nó lại còn chậm hơn. Bạn phải lựa chọn thôi: muốn đẹp thì phải hi sinh tốc độ và ngược lại.


Khi dùng Page Builder thì 1 điều khá là khó chịu đó là không check được các plugin SEO Onpage như Yoast SEO hay Rank Math.
Nhưng đó chưa phải là vấn đề gì to tát. Một số Page Builder sinh ra code do đó khi bạn tắt plugin đó đi thì bài viết lỗi tùm lum. Thậm chí mất 1 phần bài viết như khi mình tắt Thrive Architect trước đây. Hậu quả là mình phải lên Google copy lại chính bài viết của mình.
Hay nếu bạn nào chơi crypto và theo dõi Coin98 thì cũng đã thấy lỗi bài viết khi họ thay đổi giao diện.
Vì vậy đối với bản thân mình thì mình không thích dùng Page Builder. Mình chỉ dùng Gutenberg và cài thêm plugin Ultimate Addons for Gutenberg nữa là khá xịn sò rồi. Còn muốn làm landing page bán hàng chẳng hạn thì đã có LadiPage.
Nếu bạn vẫn muốn dùng Page Builder để viết bài thì mình khuyên là nên dùng plugin nào mà khi tắt đi thì nó không ảnh hưởng đến nội dung bài viết. Vài chục bài thì không sao chứ cả trăm, cả nghìn bài thì bạn sửa muốn xỉu luôn.
Còn Theme Builder thì bạn nên dùng. Vì có thể những theme có sẵn không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Việc sửa code để thay đổi giao diện thì khá khó và tốn thời gian. Ví dụ như theme Astra mình đang xài đây đôi khi thấy đơn điệu quá. Giờ mình muốn đưa cái TOC (Table of Content = Mục lục bài viết) qua bên trái và thêm banner hay cái form bên phải thì rất khó.
2 Theme Builder phổ biến nhất hiện nay.
2 Theme Builder mà mình muốn nói đến đó chính là Elementor Pro & Thrive Theme Builder.
Elementor Pro.
Như mình đã nói, Elementor vốn là 1 Page Builder. Nó là 1 plugin miễn phí với hơn 5+ triệu lượt tải trên WordPress.org. Khi nhắc đến Page Builder thì người ta nghĩ ngay đến Elementor. Vì vậy có thể nói sự phổ biến của plugin này là không phải bàn cãi.
Muốn “hô biến” Elementor thành Theme Builder để chỉnh sửa template của toàn bộ theme đang dùng thì bạn cần mua thêm bản Pro.
Đây là một vài điểm nổi bật của plugin này:
- Hệ sinh thái rộng lớn. Có rất nhiều addon từ các nhà phát triển thứ ba => cho bạn rất nhiều lựa chọn. Nó có thể đáp ứng bất kỳ tính năng phức tạp nào mà bạn có thể nghĩ ra. Cộng đồng sử dụng cũng khá là rộng rãi.
- Woo Builder. Đây là tính năng mà mình cho là tuyệt vời nhất của Elementor Pro. Bạn có thể lên YouTube để tìm hiểu thêm nhé. Nhưng mà gần đây thì Thrive Theme Builder cũng đang làm khá tốt mảng này.
Về giá cả thì Elementor có các tùy chọn như sau:
- 1 site: $49
- 3 site: $99
- 1.000 site: $199 (thực ra gói này hồi xưa là unlimited nhưng nhiều người lợi dụng bán lại nên giờ họ hạn chế bớt).
Tất cả đi kèm với 1 năm support & update miễn phí. Bạn cũng có thể bắt đầu với Hello theme cũng do Elementor phát triển.
Thrive Theme Builder.
Nếu ai từng dùng theme nào của Thrive trước đây như Pressive hay Rise thì đây là Theme Builder không thể bỏ qua.
Thrive Theme Builder thực ra là 1 cái theme chứ không phải là plugin như Elementor. Nó đi kèm với 1 cái theme ở mức cơ bản là ShapeShift. Vì vậy sau khi mua về thì bạn phải cài nó như là cài theme nhé. Với bạn nào có ít thời gian hoặc gu thẩm mỹ “có hạn” như mình thì đây là sự lựa chọn khá là lý tưởng.
Cái mình thích nhất ở Thrive Theme Builder đó là nó có 1 cái wizard giúp bạn thiết lập mọi thứ trong vòng chưa đầy 10 phút. Bạn có thể upload logo, chọn brand color (màu chủ đạo), hay chọn Header, Footer, Single Blog Post…từ các mẫu có sẵn. Sau đó bạn có thể edit mọi thứ theo ý muốn trong cùng 1 trang.
Note: Từ bản 3.0 thì Elementor Pro cũng đã sắp xếp lại như vậy.
Nhược điểm thì Thrive Themes là 1 hệ sinh thái khá khép kín. Nghĩa là ngoài ShapeShift ra thì bạn không thể build theme khác được. Mong là chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai.
Về giá cả thì Thrive Theme Builder có các tùy chọn như sau:
- 1 site: $97
- 5 site: $127
- Membership: dùng toàn bộ Thrive Themes với giá $19 / tháng (thanh toán theo năm).
Tất cả đi kèm với 1 năm support & update miễn phí. Không có gói không giới hạn.
Nên chọn Theme Builder nào?
Tất nhiên là còn có khá nhiều Theme Builder ngoài kia. Ví dụ như Divi, Beaver, Brizy hay Oxygen…Nhưng mình chỉ đề cập đến 2 cái này vì độ phổ biến của nó. Chúng phù hợp với hầu hết newbie và các pro cũng hay sử dụng. Mình nghĩ bạn nên thử cả 2 sau đó chọn cái phù hợp nhất với blog của bạn.
Ví dụ như nếu bạn viết blog kiếm tiền thì có thể chọn Thrive vì khả năng tạo ra chuyển đổi cao. Đây cũng chính là tôn chỉ của hệ sinh thái Thrive. Còn nếu bạn muốn tạo website WooCommerce bán hàng thì nên chọn Elementor.
Như vậy là mình vừa đi qua Theme Builder—trend mà mình cho là sẽ phát triển mạnh trong năm 2021 này.
Chúc bạn thành công!