ON / OFF CHẾ ĐỘ ĐỌC BAN ĐÊM DARK MODE:
Nói là làm website / viết blog bằng WordPress không cần biết code chứ nếu bạn muốn như ý không phải là dễ. Nhất là mấy bạn cầu toàn. Vì vậy nếu bạn mới mày mò viết blog kiếm tiền thì nên tranh thủ học về WordPress càng nhanh càng tốt. Và một trong những khóa học như vậy là của Duy trên KTcity. Thay vì mày mò kỹ thuật thì bạn nên dành thời gian đó để sáng tạo content thì mới nhanh kiếm tiền được. Chúc bạn thành công!
Hướng dẫn 3 cách chèn code vào website WordPress nhanh chóng và đơn giản cho người mới bắt đầu bao gồm cả header, footer & HTML.
Khi mới tạo xong website WordPress và viết bài đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ rất mong ngóng xem có ai nhấp vào bài viết của bạn hay không? Và chúng ta thường theo dõi nó qua Google Search Console. Nhưng để làm được việc đó bạn phải chèn code vào website.
Nếu bạn vẫn đang bối rối thì bài viết ngắn này sẽ dành cho bạn.
Mục lục
Tại sao bạn cần chèn mã vào website?
Bạn thử hình dung như thế này nhé: khi chèn code vào website cũng giống như bạn lắp camera cho nhà hay shop của bạn. Khi chúng ta cần theo dõi hay làm một việc gì đó của 1 bên thứ ba thì ta phải cài code của họ vào website.
Ví dụ bạn muốn xem thống kê khách truy cập vào website của bạn ngày hôm nay thì bạn cài code Google Analytics. Hay bạn muốn đăng ký kiếm tiền với Google Adsense, tiếp thị lại với Google Ads hay Facebook Ads hay theo dõi bản đồ nhiệt website với Hotjar…
Mục đích là bạn trao quyền cho những ứng dụng này để họ theo dõi website của bạn và báo cáo cho bạn hay tối ưu quảng cáo mà bạn chạy.
Chèn code vào website ở đâu?
Thường thì đối với dịch vụ của những bên thứ 3 như trên chúng ta sẽ chèn code (CSS, Javascript) vào header (đầu trang) hoặc footer (chân trang).
Note: Thường thì đối với code Google Search Console chúng ta sẽ dán vào header, hầu hết các mã còn lại sẽ dán vào footer.
Còn đối với code HTML như mã quảng cáo Google Adsense bạn có thể chèn vào widget của sitebar hoặc footer, cũng như chèn trực tiếp vào một bài viết / trang riêng biệt. Để chèn code HTML cho widget bạn chọn Custom HTML trong Apprearance > Widgets nhé. Còn trong bài viết bạn chuyển từ Visual > Text để chèn code.
Sau đây là 3 cách chèn code vào website WordPress nhanh chóng và đơn giản nhất.
3 cách chèn mã vào website.
Chèn mã bằng theme.
Đây là cách làm phổ biến nhất và dễ dàng nhất cho người mới. Theo mình thấy hầu hết các theme trả phí đều có chức năng này. Bạn vào mục Theme Options hoặc Customizer xem có mục nào để chèn code vào header và footer không nhé.
Ví dụ mình đang sử dụng Thrive Themes thì sẽ có mục chèn code vào website như sau:

Ưu điểm:
- Nhanh chóng, đơn giản
- Không cần cài thêm plugin
- Cập nhật theme không bị mất code
Nhược điểm: Không phải theme nào cũng hỗ trợ
Chèn code vào website bằng plugin.
Đầu tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers

Sau đó bạn vào Settings > Insert Headers and Footers > và dán mã vào khung

Tùy vào yêu cầu mà bạn sẽ dán vào 1 trong 3 khung Scripts in sau:
- Header: code sẽ được chèn vào header giữa cặp <head> và </head>
- Body: code sẽ được chèn vào ngay sau thẻ mở <body>
- Footer: code sẽ được chèn vào footer, ngay trước thẻ đóng
Sau đó bạn nhấn Save để lưu lại.
Ưu điểm:
- Không cần biết code
- Cập nhật không bị mất
Nhược điểm: Phải cài thêm 1 plugin. Nếu cài quá nhiều plugin sẽ ảnh hưởng đến tốc độ website.
Đây là cách mình KHÔNG khuyến nghị nhưng bạn vẫn có thể làm nếu muốn.
Vào Appearance > Theme Editor hoặc vào cPanel > File Manager > public_html > theme của bạn > file header.php. Chèn code vào trước thẻ đóng </head> và lưu lại.

Cách này có thể thực hiện đối với một số theme ít cập nhật ví dụ như Theme Junky…
Ưu điểm: Thể hiện là coder
Nhược điểm:
- Chèn sai code là web nghỉ chạy
- Update theme là mất code và phải cài lại
Note: Bạn có thể copy file header.php qua child theme để không bị ghi đè lên khi cập nhật.
Như vậy là mình vừa hướng dẫn cách chèn code vào website WordPress theo 3 cách đơn giản.
Chúc bạn thành công!