9 việc cần làm khi thay đổi theme WordPress 2020

Wordpress

ON / OFF CHẾ ĐỘ ĐỌC BAN ĐÊM DARK MODE:

Nói là làm website / viết blog bằng WordPress không cần biết code chứ nếu bạn muốn như ý không phải là dễ. Nhất là mấy bạn cầu toàn. Vì vậy nếu bạn mới mày mò viết blog kiếm tiền thì nên tranh thủ học về WordPress càng nhanh càng tốt. Và một trong những khóa học như vậy là của Duy trên KTcity. Thay vì mày mò kỹ thuật thì bạn nên dành thời gian đó để sáng tạo content thì mới nhanh kiếm tiền được. Chúc bạn thành công!

Khi lần đầu tiên thay đổi theme WordPress, chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối. Sau đây là 9 việc bạn nên làm để mọi việc diễn ra suôn sẻ!

Mình hay đổ mồ hôi khi đi shopping, nhất là quần áo. Có quá nhiều shop, mẫu mã và màu sắc khác nhau.

Và nếu bạn có một blog hay website, điều đó cũng như vậy!

Có khi nào bạn đang hài lòng về theme của mình. Nhưng khi lướt 1 blog khác bạn lại thấy theme mình thật xấu.

Để rồi sau đó bạn lại thay đổi nữa. Và cứ như thế. Bao lần bạn vào blog của người khác mà bấy nhiêu lần bạn thay đổi theme WordPress.

Việc tìm 1 theme phù hợp với sở thích và blog của bạn rất quan trọng. Nó sẽ ngăn bạn thay đổi theme trong tương lai.

Khi bạn không biết mình muốn gì thì gặp cái gì bạn cũng muốn!

Và nó còn tiết kiệm thời gian cho bạn để làm những việc quan trọng hơn. Ví dụ như viết bài cho blog.

Vì theme mới bạn cũng sẽ phải thêm code mới và sửa CSS theo ý thích nữa.

Nếu bạn là người cầu toàn nữa thì tốn thời gian hơn nữa.

Mình nhớ lần đầu tiên viết blog, mình đã cài theme The World của Theme-Junky.

Mình đã dành cả tháng trời chỉ để sửa giao diện & CSS. Mặc dù mình hoàn toàn mù tịt về code. Toàn mò mầm cả đêm.

Sau khi đã ưng ý thì mình bắt đầu viết được 20 bài thì bỏ luôn. Vì đã quá mệt.

Mình cứ có cảm giác không thể toàn tâm toàn ý viết bài được khi mà chưa hài lòng về cái theme.

Và còn tệ hơn nữa khi bạn đã bỏ tiền ra mua premium theme rồi bỏ xó.

Về cơ bản thì thay đổi theme WordPress không quá phức tạp như khi bạn thay đổi tên miền hay hosting.

Sau đây là trình tự 10 bước mà bạn có thể tham khảo

1/ Backup dữ liệu

Sao lưu dữ liệu là điều cần thiết khi bạn thao tác trên website. Vì lỡ có trục trặc gì thì bạn chỉ cần phục hồi lại là được.

Có khá nhiều plugin có thể giúp bạn làm điều này. Trong đó có BackupBuddy (trả phí) hay UpdraftPlus (miễn phí).

Nếu bạn chưa có nhiều bài viết thì có thể lên hosting tải về 1 bản sao lưu là xong.

2/ Code tùy chỉnh

Trong quá trình tối ưu cho blog có thể bạn sẽ thêm 1 vài đoạn code tùy chính vào file functions.php trong child theme.

Hãy copy đoạn đó bỏ vào Notepad chẳng hạn.

3/ Các loại mã khác

Có một số loại mã như Google Analytics hay Google Adsense bạn đã cài vào header.

Nếu bạn lưu những đoạn mã này vào Theme Options của theme cũ thì hãy copy nó ra luôn.

Nếu những đoạn mã đó nằm trong plugin thứ 3 như Insert Header & Footer thì bạn không cần phải làm.

Xem thêm: 3 cách chèn code vào website WordPress

4/ Bật chế độ bảo trì

Hãy chọn thời điểm thay đổi theme WordPress có ít người vào website bạn nhất. Thường là lúc nửa đêm.

Có 1 số plugin có thể giúp bạn tạo trang thông báo bảo trì cho website. 1 trong số đó là Launcher của MyThemeShop.

thay-đổi-theme-wordpress-launcher

Bạn cũng có thể thông báo thời gian dự kiến website hoạt động trở lại.

5/ Tiến hành thay đổi theme WordPress

Chỉ 1 lưu ý nhỏ. Đối với những theme bạn mua từ Themeforest. Hãy giải nến đến cùng chừng nào thấy folder wp-admin, wp-includes và wp-uploads thì thôi.

Sau đó nén folder mẹ chứa những folder này thành file .ZIP. File nén .RAR sẽ không hoạt động.

6/ Thêm mã đã lưu ở trên

Sau khi kiểm tra xem theme mới đã hoạt động tốt hay chưa. Bạn hãy thêm những đoạn code hay mã đã lưu ở trên vào theme mới.

Thường thì khi thay đổi theme WordPress nội dung trong widget sẽ không thay đổi. Chỉ là nó chạy lung tung mà thôi. Bạn chỉ cần sắp xếp lại là xong.

8/ Xóa plugin cũ & cài plugin mới

Thường thì theme sẽ đi kèm với 1 số plugin nhất định. Khi bạn thay đổi theme, bạn sẽ không cần plugin đó nữa.

Thay vào đó hãy tải plugin mới mà theme mới yêu cầu (nếu có).

9/ Tạo child theme

Child theme là không bắt buộc. Trừ khi bạn sử dụng Genesis Framework.

Nếu bạn có những đoạn code tùy chỉnh hay CSS hãy lưu nó vào child theme để không bị mất khi cập nhật.

Như vậy là mình vừa đi qua 9 việc cần làm khi thay đổi theme WordPress.

Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *